DỊCH VỤ NHA KHOA

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Trẻ mọc răng sớm liệu có tốt hay không?

Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,5 độ C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4 – 6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.

Thông thường, trong khoảng từ 4-8 tháng, trẻ sẽ mọc 2 chiếc răng đầu tiên, đó là 2 răng cửa hàm dưới, sau đó là 2 răng cửa ở hàm trên.  Giới hạn của tuổi mọc răng ở trẻ thường là từ 6-7 tháng tuổi cho đến khi bé được 1-2 tuổi. Tuy nhiên, việc trẻ mọc răng sớm hay muộn vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Bởi đó là vấn đề bẩm sinh, thậm chí có trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng nhưng cũng có bé mãi hơn 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên. Trẻ em mọc răng khi nào là đúng thời điểm http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-moc-rang-khi-nao-la-dung-thoi-diem/

Trẻ mọc răng sớm hay muộn thì điều quan trọng nhất vẫn là mầm răng khi còn trong xương hàm có sự vôi hoá đầy đủ và đảm bảo dinh dưỡng để cho răng mọc lên không bị dị dạng và cứng chắc là được. Tuy nhiên, nếu các bố mẹ quá lo lắng khi con mình chậm mọc răng có thể cho bé đi khám để được chụp X Quang răng. Lúc này, nếu có mầm răng bên dưới thì chắc chắn bé sẽ có răng, còn ngược lại, nếu mầm răng không có thì vĩnh viễn răng cũng không mọc nữa
Trẻ mọc răng sớm liệu có tốt hay không?
Trẻ mọc răng sớm liệu có tốt hay không?

Bên cạnh một số trẻ mọc răng sớm thì trường hợp trẻ bị thiếu răng hoặc không mọc răng cũng rất thường gặp. Hoặc có nhiều trường hợp đến năm 30 tuổi vẫn còn răng nanh sữa vì lúc thay răng bé không có mầm răng nanh vĩnh viễn.Ngược lại nhiều người lại vẫn tồn tại cả răng nanh sữa và răng vĩnh viễn, hay còn gọi là răng khểnh, răng thừa,…Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-thay-rang-sua-luc-may-tuoi/

Có những trường hợp, trẻ mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Cụ thể là có những trẻ sinh ra đã có răng nhưng trường hợp này rất hiếm, tỉ lệ chỉ là 1/2000, có những trẻ đến tháng thứ 3 đã có răng. Với những trẻ mọc răng muộn, có tháng thứ 10 mới thấy trẻ mọc răng, thậm chí là ngoài 1 tuổi. Do đó nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng với lịch mọc răng của con mình.

Theo các chuyên gia sức khỏe trẻ em khẳng định thì không hề có sự khác biệt giữa việc mọc răng sớm hay mọc răng muộn. Bởi vậy, mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng nếu thấy con mình là 1 trong 2 trường hợp trên. Theo khoa học chứng minh thì thời gian mọc răng của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Yếu tố di truyền: bé có thể bị ảnh hưởng bởi gen di truyền của bố và mẹ. Bởi vậy bạn có thể tìm hiểu xem bạn hoặc người thân ngày nhỏ mọc răng vào khoảng thời điểm nào để xác định thời gian mọc răng của con mình.

Cơ thể đủ chất dinh dưỡng hay không? Trường hợp cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì khả năng mọc răng chậm của bé là khá cao. Do vậy, mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để sự phát triển cơ thể trẻ được diễn ra tốt nhất
Thiếu vitamin D và canxi: trường hợp trẻ bị thiếu vitamin D như sinh thiếu tháng, không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng… thì khả năng mọc răng chậm cũng sẽ cao hơn những bé cơ thể được cung cấp đủ vitamin D.

Trường hợp ngoài 14 tháng tuổi nếu như trẻ vẫn chưa mọc răng thì đó có thể là biểu hiện của chứng loạn sản ngoại bì, nó có thể ảnh hưởng đến da và hệ thần kinh của trẻ. Do đó tốt nhất mẹ nên đưa bé đi đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Tại sao nên lấy tủy răng trẻ em http://chamsocrangtreem.vn/vi-sao-nen-thuc-hien-lay-tuy-rang-o-tre-em/

Dù trẻ mọc răng sớm hay muộn thì theo các chuyên gia, quan trọng nhất vẫn là mầm răng khi còn ở trong xương hàm có đủ chất dinh dưỡng để răng mọc lên hay không. Chỉ cần không bị dị dạng và cứng chắc là được. Nếu không có mầm răng thì răng không thể mọc được.

Khi mọc răng, trẻ thường có một số “rối loạn” trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay “mè nheo”, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.

Một số trẻ hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.

Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau đớn cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và ăn uống kém, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.

Cha mẹ trẻ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện nhi để được điều trị, giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ khi mọc răng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 7 ngày. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ.

Trẻ mọc răng thường chảy nước miếng nhiều, thường đưa tay vô miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm sạch, làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau thật nhẹ nhàng. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc sau khi cho trẻ ăn.

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm để trẻ ăn uống dễ dàng hơn, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Có thể làm dịu sự khó chịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy trẻ bị đau dữ dội gây khó khăn cho việc ăn uống và sinh hoạt của trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt để được chữa trị tốt hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét