DỊCH VỤ NHA KHOA

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Phải làm gì khi sâu răng bị chảy máu?

Khi răng sâu biến chứng tăng nặng thành các dấu hiệu gây đau đớn, sưng nướu, nhức buốt khi ăn nhai thậm chí áp xe và chảy máu răng. Khi đã bước sang giai đoạn răng sâu chảy máu, bạn cần có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời để tránh bị hỏng răng vĩnh viễn.



Sâu răng hình thành theo một quá trình lâu dài, bắt đầu từ các mảng bám thức ăn trong các bữa ăn của chúng ta hành ngày. Những mảng bám này không được làm sạch, các vi khuẩn sẵn có trong khoảng miệng sẽ sinh sôi, phát triển, làm lên men tinh bột tạo thành các carbohydrates. Khi carbohydrates tồn tại lâu trên răng, sẽ bị vi khuẩn chuyển đổi thành các axit. Tổng hợp các axit, vi khuẩn, nước bọt sẽ tạo thành một hỗn hợp bám trên bề mặt răng tạo thành mảng bám.


Mảng bám không được làm sạch sẽ tấn công răng. Vi khuẩn và các axit trong mảng bám sẽ không ngừng phá hủy men răng gây xói mòn răng và biểu hiện là các lỗ nhỏ trên men răng và dần dần tiếp cận các lớp tiếp theo bên trong là ngà răng để tiếp tục tiêu hủy. Ngà răng không có khả năng chống axit như men răng nên bị phá hủy nhanh hơn và men răng bên ngoài. Điều này lý giải vì sao mà khi chúng ta nhìn thấy vết sâu từ bên ngoài thì thực tế bên trong, răng đã bị tấn công sâu.

Vết sâu không được loại bỏ sẽ tiếp tục di chuyển vào tủy răng – nơi có các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Tủy bị sâu tấn công sẽ bị kích thích và gây sưng và viêm tủy. Lúc này phản xạ của cơ thể thường là sẽ đáp ứng với vi khuẩn bằng cách gửi các tế bào máu trắng đến để chống lại nhiễm trùng. Chính điều này lại có thể dẫn đến áp xe tăng với tỷ lệ tương đối cao. Và tình trạng răng sâu chảy máu thực tế đã có thể xuất hiện từ lúc tủy bị tấn công. Biểu hiện có thể thấy là máu chảy ở phần lợi cùng với cơn đau nhức rất đặc trưng.

Thực tế, bạn chỉ có thể ngừa việc sâu răng và chảy máu răng từ trước khi chúng có thể phát sinh. Cách tốt hơn hết là có chế độ dinh dưỡng và các bữa ăn hợp lý. Quan trọng là vệ sinh chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là sau các bữa ăn chính cũng như ăn phụ hoặc ăn vặt nếu có.


Ngoài những biện pháp hỗ trợ này ra bạn không thể tác động gì thêm để răng không chảy máu. Đây là tình trạng phát sinh từ bên trong. Muốn hỗ trợ điều trị cần thiết có sự can thiệp của bác sỹ mới có thể giải quyết được.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét