DỊCH VỤ NHA KHOA

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Các phương pháp trồng răng giả hiện nay

Hiện nay khi mà khoa học phát triển thì các kĩ thuật nha khoa ngày càng đổi mới không ngừng. Việc trồng răng giả cũng trở nên khá phổ biến với nhiều phương pháp khác nhau. 


Các phương pháp trồng răng giả hiện nay

Cho đến thời điểm hiện tại thì các phương pháp trồng răng giả bao gồm các kix thuật sau đây:
Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp


Các phương pháp trồng răng giả

Hàm giả tháo lắp là một phương tiện phục hình nhằm mục đích điều trị phục hồi và điều trị dự phòng. Hàm giả tháo lắp gồm có phần nền bằng nhựa Acrylic hoặc bằng khung hợp kim và phần răng bằng nhựa hoặc sứ nhằm mục đích nâng đỡ cơ môi, má, tránh nếp nhăn quanh miệng, giảm hóp má giúp nụ cười luôn tươi trẻ, tự nhiên. Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp rất dễ thực hiện, tiến hành trong thờ gian ngắn, chi phí thấp. Đặc biệt, phương pháp này không phải can thiệp lâm sàng nhiều trên miệng bệnh nhân nên rất phù hợp với người cao tuổi khi tình trạng sức khỏe yếu và tình trạng tiêu xương ổ răng, xương hàm nhiều.

Trồng răng cố định

Trồng răng cố định hay còn gọi là bọc răng sứ. Răng giả cố định là loại răng giả được gắn cố định vào vào hàm, miệng người mang. Tùy theo nhu cầu cũng như hiện trạng răng của mỗi người để từ đó có những lựa chọn về chất liệu để làm răng giả khác nhau như răng sứ toàn sứ, răng sứ kim loại…


Trồng răng sứ

Các bác sĩ nha khoa cho biết, muốn cấy ghép được răng giả cố định, bệnh nhân cần khám hàm, để xác định vị trí cắm ghép răng giả. Sau đó, bác sĩ nha khoa sẽ dùng một thiết bị khoan vô trùng nhỏ gọn để khoan một lỗ có độ sâu bằng khoảng 1/2 hoặc 1/3 của hàm cắm ghép. Tiếp đó, các nha sĩ sẽ dùng 4 vít cắm đặt cách nhau từ 5 mm đến 8 mm. Bước sau cùng là nha sĩ sẽ gắn cố định hàm răng giả vào 4 chiếc vít này. Kỹ thuật mới này không gây đau đớn, chảy máu cho bệnh nhân đồng thời giảm thiểu được nguy cơ dễ bị teo lợi đối với những người mất răng.

Cấy ghép Implant

Cấy ghép implant là một trong các phương pháp trồng răng giả hiệu quả
Implant là trụ bằng Titan được cấy ghép vào trong xương hàm nhằm mục đích thay thế những chân răng đã nhổ, trên đó gắn mão răng bằng sứ giống như răng thật. Sau đó bác sĩ sẽ “ vít “ vào trụ này chiếc răng giả. Đường kính của một Implant là 3,5 đến 5mm và chiều dài từ 10 đến 16mm được gắn trực tiếp xương và có vai trò như chân răng thật.


Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ trực tiếp tư vấn và chọn ra cho mình phương pháp phù hợp mang lại hiệu quả cao trong việc phục hồi răng đã mất, đảm bảo các yếu tố an toàn và thẩm mỹ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét